Thứ Năm, 19 tháng 3, 2009

NẪU.

Theo lời gợi ý của bạn HN trong còm cho entry NHỬ, hôm nay, mình xin viết về” NẪU”.

Mời các bạn đọc đoạn đối thoại sau đây. Đọc xong, các bạn đoán xem các tiếng in nghiêng nghĩa là gì nhé!

“ Lâu ngày, ông bạn cũ đến nhà chơi, trà dư tửu hậu, ông bạn cũ kể lại một chuyện của chính ông. Tôi xin ghi lại nguyên văn:

Dừa rầu, đi ngang qua lò dâu, thấy bà bán dâu đang hái ẩu, tui hỏi :

- Sao bà hái ẩu nhà nẫu?

nói lại:

- Nẫu làm kợ nẫu, mắc mớ gì tới ông mà ông ra miệng?

Nhớ lại chiện hầu tấu có đám hát , tui hỏi bã tiếp:

- Đám hát bậu hầu tấu đông hông?

- Chu cha, tàn ngừngừ! Mà tui nghe nẫu nói lại chớ tui không đi. Nẫu đi kợ nẫu, tui già rầu... »

Đoạn đối thoại trên, tôi ghi lại tiếng nói của người quê tôi.

Trong đó, tôi muốn nói đến từ nẫu.

Trước hết, xin thưa cùng các bạn, nẫu ở đây không liên quan gì đến nẫu trong ( buồn) nẫu lòng ; nó cũng không phải là biến âm của tiếng nỗi trong nỗi lòng. Nẫu ở đây là một « đặc sản » đặc sệt Phú Yên, Bình Định. Nẫu là một đại từ nhân xưng, thường được dùng ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, cả số ít và số nhiều, đôi khi, nó cũng có thể dùng ở ngôi thứ hai .

Ví như trong đoạn thoại trên, khi bà bán vôi nói : « Nẫu làm kợ nẫu, mắc mớ gì tới ông mà ông ra miệng? », ta hiểu lời của bà ta muốn nói là: « Tôi làm kệ tôi, việc gì đến ông mà ông nói ? » và từ nẫu được dùng với ngôi thứ nhất, số ít; hoặc cũng trong đoạn thoại trên, câu hỏi : « Sao bà hái ẩu nhà nẫu? », ý của người nói là : Sao bà hái ổi nhà người ta ?, ở đây, nẫu được dùng ở ngôi thứ ba, số ít ; khi hỏi về người đi coi hát bội, bà ta trả lời : « Chu cha, tàn ngừngừ! Mà tui nghe nẫu nói lại chớ tui không đi. Nẫu đi kợ nẫu, tui già rầu... », nẫu ở đây là ngôi thứ ba, có thể hiểu là vừa là số ít vừa là số nhiều. Trường hợp từ nẫu dùng ở ngôi thứ hai ít khi xảy ra trong đối thoại trực tiếp, ta thường gặp nó trong ca dao, dân ca : « Nẫu về xứ nẫu, nẫu bỏ mình bơ vơ », hoặc trong thơ, Hà Giao có viết :

Nẫu và tui
Chắc gì lìa tử đã mau nguôi
Một độ lìa sanh cũng ngậm ngùi
Muối mặn, nẫu còn chiêm chiếp thích
Gừng cay tui ngỡ hít hà vui
Nẫu hờn nẫu giận tui xin nẫu
Tui dỗi tui buồn nẫu bỏ tui
Xa nẫu ngày rày tui bị hạn
Duyên xưa không có rặc tình xui.

Về từ nẫu, có thể còn lan man nhiều thứ khác. Nhưng mình xin dừng từ ấy ở đây. Bây giờ, xin nói về tiếng nẫu. Với người miền trong, dân Phú Yên thường được gọi là dân nẫu, tiếng của người PY được gọi là tiếng nẫu vì sự thô ráp, cục mịch ( theo quan niệm của họ, do âm PY phát ra nặng), còn người PY thì coi tiếng nói của mình là chân chất, thiệt thà như chính con người dân nẫu. Hồi mới vào học ở NT, nhớ nhà, nhớ cả túi tiền của ba má, tụi này thường xin phép về quê,có một thầy thường chọc : Tụi bay dìa Ty quà ( Tuy hòa), ăn cá trơ ( trê) kho khớ ( khế)phải hông ? Bị thầy chọc quê nhiều quá, cũng đành bỏ nẫu lấy mình. May sao, được trở lại quê nhà, sống giữa xứ nẫu, nẫu vẫn còn nguyên xi là một thằng nẫu !

4 nhận xét:

  1. Trách Thân

    Trình Bày: Hoài Linh
    Thân, trách thân nè. Thân sao chớ lận đận nè
    Mình, trách mình nè, số phận chớ sao hẩm hiu
    Chớ bởi thân tui, Tui cực khổ, tui eo nghèo
    Nên vợ tui nó mới không ở nữa
    Mà nó theo Nẫu rồi...

    Em ơi chớ bây giờ mà
    Em ở kìa nơi đâu?
    Chớ để cho anh nè
    Anh trông đứng nữa trông ngồi
    Rồi canh khuya, chớ hồi nào
    Qua Phú Lỡ ăn ổi chua
    Chớ xuống Đại Lãnh, uống nước ngót
    Chớ qua Hòn Dừa, ăn mực nang
    Chớ bây giờ em không ngó nữa
    Em không ngàng đến
    Chồng nghèo nó cực khổ
    Mà gian nan nó cơ hàn...

    Hồi nào chớ em thất nghiêp, em đi lang thang
    Chớ anh thấy em nữa tội nghiệp
    Anh với má anh nuôi rầy
    Chớ hồi nào em bán nước đá
    Cái rồi anh đi may
    Hai đứa mình nè chung sống
    Chớ không biết ngày rồi
    Mai sau
    Chớ hồi nào em bắt ốc. Cái rồi anh hái rau.
    Bây giờ em để lại mối sầu, ...cho Qua
    Hồi nào trái chuối chín... Cũng cắn làm ba
    Chớ trái cam tươi cũng cắn... Làm bốn
    Nửa trái cà cũng cắn làm năm
    Chớ bây giờ em lấy Nẫu
    Em ăn nằm, em bỏ Qua
    Chớ Qua hiu quạnh, Vì năm canh một mình...

    Anh bây giờ, khoé mắt sầu cứ rung rinh
    Có giọt lệ sầu, giọt lệ than,
    Như nước trong bình nó tuôn ra
    Anh bây giờ, như con Cuốc nó kêu tù qua
    Chớ nó lẻ đôi, nó lẻ bạn,
    Í quơ chú cha ơi.... là buồn!

    Một vài câu ca dao khác:

    1. Ai lên nhắn nẫu trên nguồn
    Mít non đem xuống cá chuồn đem lên

    2. Thuốc ngon chợ huyện, giấy quyến Sa Huỳnh
    Nẩu xa mược nẩu đôi lứa mình đừng có xa

    3. Yêu chi cho uổng công tình
    Nẫu về xứ nẫu bỏ mình bơ vơ
    Bơ vơ thì mặc bơ vơ
    Nẫu về xứ nẫu, nẫu thơ cho mình
    Gởi thơ rồi lại gởi hình
    Gởi dầu khuynh diệp 2 đứa mình sức chung...
    (Hình như Phú Lỡ, ở đây là Phú lễ; thuộc thị trấn Phú Lâm, quyện Ti Quà phải không Bạn?)
    Theo bạn, Nẫu là tiếng địa phương, văn hóa của ...
    Quảng Bình đến Phú Yên
    3.57% / 22 Phiếu
    Bình Định
    57.14% / 352 Phiếu
    Phú Yên
    6.17% / 38 Phiếu
    Đà Nẵng
    1.79% / 11 Phiếu
    Bình Định và Phú Yên
    31.33% / 193 Phiếu
    (Thăm dò trên blog Nẫu Bình Định:
    http://home.nau.vn/Polls/Theo-ban-Nau-la-tieng-dia-phuong-van-hoa-cua-/Show-16/
    Tất nhiên là vui thôi nhưng chứng tỏ phần nào văn hóa Nẫu không phát triển mạnh, nhiều người hiểu nhầm?)

    Trả lờiXóa
  2. Có một ông Nẫu ở đây không biết TĐPY đã biết chưa:
    http://phamngochien.sky.vn/tac-gia-tu-gioi-thieu/

    Trả lờiXóa
  3. Tác giả Than thân trách phận là NGUYỄN HỮU NINH, một người bạn vong niên của em, đã quá cố rồi!

    Trả lờiXóa
  4. Phamngochien.sky....em chưa biết anh ạn!

    Trả lờiXóa