Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2009

KHÔNG TÊN SỐ...

:smarttagtype>

Viết cho một người...

Nhận được thiệp cưới của Nam, tôi như ngây dại! Tấm thiệp màu đỏ tươi như màu máu từ trái tim đang vọt ra từng lỗ chân lông! Biết rằng ngày ấy sẽ đến, đã chuẩn bị sẵn cho mình sự đón đợi nhưng vẫn thấy hụt hẫng, bị dối lừa! Còn hơn thế nữa! Bị nhạo báng! Cũng con hơn thế nữa…

Không biết làm gì, đi đâu cho qua những ngày này, tôi chỉ còn đến Công ty để làm, để quên đi những tháng ngày u ám!

Chủ nhật, vắng teo.

Vừa dắt xe vào cổng, anh bảo vệ hỏi:

- Chủ nhật, Lai không đi chơi à?

- Không, em còn một số việc làm hoàn thầnh gấp!- Trả lời với anh ta như vậy,mình thành

Con nhỏ nói dối lúc nào chẳng biết!

Mở cửa phòng, một đàn muỗi bay ra! Khởi động máy nhưng đầu óc cứ nghĩ về tấm thiệp, không làm được gì! Đành treo lên Messenger một câu để tự khuây khỏa lòng mình: ĐỜI ĐEN THUI!

Tự dung, nhận được tin nhắn: Sao bạn buồn thế?

Muốn khóc nhưng nước mắt không còn?

Động trời hả?

Bồ đi lấy vợ!

Kể đi rồi ráng khóc cho nhẹ lòng!

Không kể được mà khóc cũng chẳng xong!

Chịu!

Muốn kể cho người bạn của mình nghe nhưng nghĩ đi nghĩ lại, hơi vô duyên! Tự dưng đi than nghèo kể khổ với một người chẳng thân! Đành để cho nỗi đau vò xé thôi!

…Lên năm tuổi, cha mẹ mình sớm từ bỏ mínau một tai nạ. Bơ vơ trên cõi đời, được một ông chú họ xa mang về xóm núi nuôi. Xóm núi nghèo. Ngày hai buổi theo đàn bò lên rẫy. Bầu bạn chỉ là những thằng con trai vừa cục mịch vừa thô thiển lại mất nết. Chúng chỉ chăm chăm rình lúc mình đi…để nhìn! Lớn một chút, có thằng còn lừa mình đi hái quả rừng để tính làm thịt. Vì quá quen với thoid mất dạy của tụi nó, mình choảng cho nó một cục đá bự vào đầu! Nó ngã oạch, máu me lênh láng. Sợ nó chết, bỏ cả đàn bò, cả xóm núi, mình theo xe đi Sài Gòn.

Lúc còn ở xóm núi, nghe mọi người nói Sài Gòn, mình nghĩ chắc cũng còn xóm núi mình đang ở với những miếng rấy bạt ngàn xung quanh nhưng vào đến Sài Gòn, mới thấy SG như thế nào! Lang thang, không tiền, không người thân, nhỏ tuổi, bụng đói, chỉ còn đi xin ăn qua ngày! Lần hồi theo ngày tháng, mình lớn bổng. Không biết tự bao giờ, mình thấy xấu hổ khi phải đi xin. Lân la đến các đại lý vé số để xin bán nhưng không vốn, không địa chỉ, ai dám đưa vé cho mình.

Một đêm, SG mưa! Co ro trong một vỉa hè, một bàn tay vỗ nhẹ lên vai mình:

- Này cháu! Sao không về nhà? Đem hôm khuya khoắt, con gái con lứa còn ở ngoài đường…

Giật mình nhì lên, một bà cụ cũng rách rưới không khác gì mình đang hỏi, lí nhí mình thưa chuyện. Nghe giọng, bà biết người ngoài Trung, bà kể bà cũng người ngoài Trung, vào SG đã hơn 20 năm, chồng chết, con bỏ đi bụi đời, ngày ngày cuốc bộ đi tìm nó.

- Cháu về với bà đi! Bà nuôi.

Không tin vào đôi tai, mình hỏi lại:Thật không bà?

Mỉm cười, bà bảo:

- Bà già rồi, chẳng lẽ lại đi lừa cháu!

Từ đấy, mình có nhà, có mẹ, chỉ còn thiếu anh em. Ngày ngày, mẹ vẫn đi từng con phố để

tìm con trai, mình ở nhà, locơm nước. Cuộc sống cũng yên bình. Mẹ dẫn mình đến trường xin đi học nhưng vì lớn tuổi, không được vào học trường phổ thông, mẹ xin mình vào lớp học Tình thương. Nhờ mẹ động viên., lại sẵn một chút thông minh và cần cù, minh nhanh chóng có bằng TN THCS rồi vào học Trung cấp dược TP.

Số trời run rủi, một hôm , trên đường đi tìm con, mẹ bị ngã khi băng qua đường! Đi học về, thấy nhà đông người, mình hốt hoảng chạy vào, mẹ chỉ còn phều phào:

- Mẹ…

Cứ tưởng cuộc đời mình yên bình, vui vẻ, xum vầy! Bỗng chốc, lại trơ trọi trên cõi người ta!

Ra trường, với tấm bằng được xếp loại giỏi. mình được Công ty nhận vào làm việc.

…Trên chuyến xe buýt chật như nêm của buổi chiều cuối năm, loay hoay với bao nhiêu thứ để về cúng mẹ nhưng không có chỗ ngồi, một lời đề nghị rụt rè đượcđưa ra:

- Mới em ngồi tạm ghế anh!

- Thôi, phiền anh lắm!- Nghe mình đáp vậy anh ta vẫn đứng dậy, nhường chỗ ngồi. Một

Cách cư xử đó, không htể không nhìn anh ta: Một gương mặt rất đàn ông. Tự dưng, mình ngồi vào ghế!

Từ đó, yêu Nam. Anh còn đi học, mình đã đi làm. Hơn nữa, nhà anh nghèo, anh không đủ tiền để sống. Mình bảo anh dọn về ở chung, cung phụng đủ thứ!

Anh tốt nghiệp với tấm bằng đỏ, mình mang hoa đến chúc mừng. Bên anh, một cô gái đẹp như hoa khôi. Anh giới thiệu:

- Đây là Lai, em gái anh !

......

Sau ngày tốt nghiệp, Nam không còn về nhà mình. Anh được nhận vào làm Trợ lý cho cha cô gái ấy. Thế là mất tất cả. Nhiều lúc, muốn có mấy viên thuốc ngủ nhưng nhớ lời của Trần Kim Trắc : Cuộc đời nó gặm nhấm mình, nó còn khen ngon khen ngọt thì dại gì mìh hùa với nó làm chi ?

.............

Nhìn câu bạ đang treo, mình nghĩ bạn đang thất tình ?

Ưh !

Kể nghe với !

.........................

Thôi, hạng đó không đáng để mình quan tâm.Xem như một tai nạn nhỏ trong đời, mua Nghệ về xóa để nó không thành sẹo rồi lo việc khác !

Mai, đám cưới Nam. Nhất định mình sẽ đến.

Đóng cửa, ra về.

Đến công, rủ anh bảo vệ :

- Mai anh đi dự đám cưới với em hén ? Mọi chuyện em lo !

- Em rủ, anh đi liền !

Trưa chủ nhật, dại gì về nhà ! Tìm một quán cafe, nghe nhạc cái đãn> !

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2009

CÓ PHẢI CHUYỆN ...TRỜI ƠI?

Có ông bạn tui đang rền rỉ cái vụ Bộ GD&ĐT chỉ thị v/v ứng dụng CNTT. Việc ấy, có thể coi như Bộ làm được vì góp phần giúp bà con GV nhà mình biết về máy tính! Cách đây 13-14 năm gì đó, đọc trên KTNN, mấy cha nhà báo có nói: Thời đại này, ai không biết máy tính, người ấy dốt! Lúc đó, với mình, cái máy vi tính xa vời như...chuyện trên Sao Hoả! Mình nghĩ bụng: Mấy thằng cha nhà báo nói phét! Nhưng bây giờ, ngẫm lại, thấy mình đúng là con ếch!

Còn cái vụ CNTT thì nói thật : Đúng là hữu ích. Chính nhờ nó, mình và mấy ông bạn gần già này có điều kiện sống ảo! Nếu không, cứ khư khư mấy cái chuyện dưới mặt đất, nhậu nhẹt, rượu chè...Hư đời!

Thế nhưng ở tỉnh mình, Sở GD&ĐT ban bố một chỉ thị cũng không kém phần Trời ơi, đất hỡi: Toàn bộ GV phải có chứng chỉ A tin học và ngoại ngữ.Tội nghiệp cho mấy thầy cô! Không đi học thì có khả năng không được xét nâng lương, còn đi học thì phải cho con nhịn sữa, nhịn ăn, nhịn đủ thứ...để có tiền nộp học phí! Lại thêm cái cảnh: già rồi, đọc Tiếng Anh thành tiếng em hết. Good morning teacher đọc thành đít ai nấy rờ; vào phòng thi thì cứ yes với no. Hỏi What your name? cũng Yes! Không biết rồi lấy cái chứng chỉ A về nấu nước uống hay để làm gì? Bà xã mình, tối tối mày mò đi học, học riết, mình hỏi tiếng Anh, tỉnh, huyện xã...là gì? Bả nói: Ông còn hỏi nữa thì tui cho ông ngủ chay! sợ vãi cả linh hồn, hết dám hỏi!

Nói thế chứ cũng có lợi: Trung tâm ngoại ngữ, vi tính, sau ngày có chỉ thị ấy, thì mọc lên như nấm mọc sau mưa và vớ bẩm!

Chuyện này có đáng xếp vào loại chuyện Trời ơi không nhỉ?

Những chuyện Trời ơi(2)

Lúc còn đi dạy, mình có một anh bạn dạy Lịch sử và GDCD. Anh bạn này dạy thì khỏi phải chê nhưng sợ nhất là phải ghi bảng vì chữ anh ta xấu tệ! Nói thật, chưa thấy ai chữ xấu như vậy!

Hôm ấy, mình cũng vừa trên lớp xuống. Anh ta gặp mình, mặt cắt không còn một giọt máu, lắp bắp: " Tao nghỉ dạy, nghỉ dạy!"

Mình hỏi. Anh ta không nói không rằng, mở cặp lấy ra một bài làm của học trò.

Trên một đôi giấy trắng tinh, chỉ có đề bài và 2 câu thơ lục bác:

Liu riu nước chảy ao bèo

Cái phận em nghèo, viết chữ khó coi.

Mình cũng hết biết bình! May làm sao, sau đó, có lớp đào tạo giáo viên thể dục, anh bạn của mình xin đi học và bây giờ đã chuyển môn.

Thế mới biết cái tinh quái của lũ học trò: Chấp nhận không có điểm để chọc thầy một mẻ!

TÌNH YÊU LÀ MỘT CÁI VÒNG TRÒN

Truyện ngắn

( Viết để trả nợ bạn bè)

Dọn dẹp các bài viết trên bàn, chuẩn bị về, bỗng điện thoại reo:

- Tối nay,mày về trường tao nghen!

- Có chuyện gì mày?

- Bị mất!- Cái thằng quỷ sứ, già rồi, cháu nội cháu ngoại có đủ còn

bày đặt nói lái!

- Ời! Tao về!

Hứa với Tùng vậy nhưng rồi mải vui với hội bi-da trong cơ quan, đến

gần mười giờ đêm , sau khi vượt qua khỏi đoàn xe dài dằng dặc qua đèo, Nam mới lục tục về tới trường. Thì ra, trường đang có đoàn thực tập sư phạm và tổ chức Hội diễn văn nghệ. Đi lòng vòng trong sân trường chờ Tùng , Nam nghe MC giới thiệu đến tiết mục hát đôi của đôi bạn trẻ trong đoàn thực tập. Vốn không thích các loại văn nghệ “ cây nhà lá vườn”, Nam không chú ý lắm.

- Mày về lúc nào?- Từ sau lưng Nam , Tùng lên tiếng.

- Cũng khoảng 10 phút trước đây!

- Mày vẫn giữ cách nói trái tai ấy à!

- Lỡ ăn vào trong máu rồi, sửa sao được! Ông hẹn có bí mật gì?

Tùng kéo tay tôi:

- Lên hàng ghế trên kia cho nó gần!

- Mà gần cái gì chớ?

- Bí mật đến phút chót!

Len lỏi giữa đám học sinh, Tùng dắt Nam lên hàng ghế dành cho đại

biểu. Yên vị, Nam bắt đầu chú ý đến hai bạn trẻ trên sân khấu. Họ hát hay quá! Lại diễn rất tình cảm. Chăm chú nhìn, Nam thấy ánh mắt cô gái sáng ngời. Tự dưng, Nam thấy cô gái quen quen!

- Mê rồi phải không?- Tùng hỏi Nam , rồi không đợi trả lời, nói

tiếp:

- Biết mày khó tính khi xem loại văn nghệ này, ban đầu, tao không

định rủ mày về nhưng hôm tổng duyệt, tao thấy chúng nó hát hay quá, kêu mày về coi cho vui. Mày nhìn kỹ hai đứa đi! Rồi chút nữa, tao tiết lộ cho mày một bí mật “ động trời”.

Sự tò mò của Nam tăng theo lời dẫn của ông bạn già.

Không đợi hết đêm diễn, Nam kéo Tùng đi uống café. Kỳ thực là đi để sớm được Tùng tiết lộ về bí mật của đôi trẻ. Trên đường tới quán, Nam vẩn vơ: “ Đối với tụi nhỏ thì có bí mật gì ghê gớm đâu! Cùng lắm là hai đứa nó yêu nhau, hôn nhau, bị lũ học trò tinh quái rình bắt được là động trời rồi chứ còn thứ gì hơn!”. Đến quán, chọn vị trí xong, Tùng hỏi Nam có nhìn kỹ đôi trai gái ấy không. Không đợi trả lời, anh tiếp luôn:

- Thằng con trai là con của thằng Khải, còn đứa con gái là con của con Tám!

Nghe nói vậy, Nam nhảy chồm khỏi ghế:

- Mày nói chính xác đấy chớ?

- Tao hỏi kỹ hai đứa rồi!

- Cha mẹ chúng biết chưa?

- Chưa biết!

- Chà! Gay quá! Thằng Khải mà nghe chắc ổng thấy đất trời lún sụp

luôn!

- Mày nghĩ thằng đấy thù dai vậy sao?

- Không phải thù mà ngạc nhiên vì con tạo xoay vần!

- Ừ! Chắc vậy!

- Hèn gì khi nhìn con bé, tao thấy quen quen, nhất là ánh mắt!- Tùng

nói tiếp:

- Ánh mắt của mẹ nó!

- Tao không hiểu!

…Chuyện lâu lắm rồi, hồi đi thực tập sư phạm. Trong một đêm họp đoàn, Nam ngồi bên thằng Khải, đối diện với họ là hoa khôi của đoàn: Tám. Đang bàn về phương án ngày mai dẫn học trò đi lao động, nhìn qua Khải , Nam thấy nó đang …thả hồn qua bàn bên kia. Không nén nổi mình trước một bông hoa lộng lẫy như vậy, Nam lén nhìn sang Tám. Một ánh mắt rực lửa, sáng lung linh trong ánh đèn dầu hiu hắt đang dành cho Khải. Hèn gì hồn vía nó lên mây!

Tan họp, hai thằng cặp kè về nhà.Vừa đi vừa tán dóc:

- Trong buổi họp, mày có thấy gì không?

- Thấy gì?

- Con Tám…- Không đợi Nam nói hết, Khải nói luôn:

- Nó nhìn tao chứ gì?

- Ánh mắt rực lửa! Mày tán, nó chết với mày cái chắc!

- Để coi!

Thằng này nó nói vậy chứ chắc chắn là hai đứa nó có gì rồi! Về đến nhà, Khải không vào nhà. Nó bảo với Nam nó đi đến chỗ Tám.

Mọi chuyện sau đó cứ tuần tự nhi tiến như mọi cuộc tình khác trên thế gian này.

Thời gian thực tập trôi qua, trở lại trường rồi ra trường, mỗi đứa một nẻo. Khải về dạy ở một ngôi trường nhỏ, cách quốc lộ gần 20km. Tám về dạy ở quê nhà, một thị trấn nhỏ bên đường quốc lộ.Thị trấn này đặc biệt hơn các thị trấn khác ở chỗ nó tiếp giáp với quốc lộ bỡi hai ngả ba, do thị trấn nhỏ nên không có tên đường, dân địa phương lấy luôn vị trí địa lý đặt tên đường: Ngả ba trong và ngả ba ngoài. Nhà Tám ở gần ngả ba ngoài, cách vài ba đám ruộng. Đường xá đi lại không lấy gì làm thuận tiện nhưng tuần nào, Khải cũng theo xe đò đến với Tám.

Qua lại chừng gần một năm, trong một đêm tối trời, vội vã hôn nhau để chia tay, trở về cho kịp chuyến xe sớm. Tám bỗng nói với Khải:

- Anh ở lại với em đi! Trễ một ngày chắc cũng chẳng đứa học trò nào dốt!

- Có việc gì vậy em?

- Đêm nay, em dâng hết cho anh! Nghe Tám nói vậy tự dưng, Khải thấy run. Hồi ấy, yêu đương với chúng tôi, chủ yếu là hương hoa. Đứa nào gan lắm thì cũng chỉ tọc mạch vòng ngoài! Không đứa nào dám léng phéng đến cái lưng quần của các nàng nói gì đên việc khác.

- Anh…anh..

- Anh sợ rồi hả? Để em bày cho!

- Không phải! Vừa nói, Khải vừa ghì sát người Tám vào để Tám khỏi còn khoảng trống hành động.

- Anh muốn hỏi em có việc gì mà em lại làm như vậy?

Nghe Khải hỏi, Tám bật oà khóc. Tức tưởi, tiếng nói đẫm nhoà trong nước mắt:

- Ba mẹ em không chịu em với anh! Ổng bả nói: “ Không gả con gái ra khỏi đèo!”, cương quyết không gả! Em cho anh hết đêm nay để ngày mai, mình không còn với nhau! Để em đi lấy chồng, anh lấy vợ! Không vướng bận nhau!

Buông vội vòng tay, Khải nắm tay Tám và dắt cô về nhà:

- Em đừng làm vậy! Anh phải gặp hai bác, nói rõ sự tình của chúng mình, anh sẵn sàng năn nỉ, van xin để chúng mình cưới nhau!

Quyết tâm là vậy nhưng rồi Khải cũng không thuyết phục được ba mẹ Tám. Ông bà già khăng khăng: “ Hai bác có mỗi mình nó con gái, gả cho cháu thì xa quá. Lại cách trở đèo ngang. Mỗi lần muốn đi thăm cháu ngoại, phải qua cái đèo ấy là hai bác sợ! Thôi cháu về ngoài ấy, coi đám nào được thì cưới đi, để em nó trong này có chồng.”

Vậy là hai người phải chia tay nhau. Chia tay trong sự nguyên lành. Trong đớn đau. Trong sự căm thù cái đèo!

Đi dạy được chừng năm năm, Khải bỏ nghề vì không chịu nổi cảnh đói khổ của nghề! Anh ta ra ngoài làm ăn. Sẵn cái tính chịu khó, lại thêm sự nhanh nhạy, ngày một khá lên. Hôm ấy, Khải lái xe đến tận nhà chúng tôi, chở từng đứa đi nhậu. Nghĩ bụng: Chắc làm ăn khá giả, nó rủ nhậu cho vui! Đang nhậu tưng bừng, Khải tuyên bố: “ Tao đang dự định phá cái đèo!” Nghe nó nói vậy, cả hội nhậu ngồi trơ mắt ếch: “ Mày nói sao?” “ Tao phá cái đèo. Vì cái đèo, ba mẹ Tám sợ xe lật không cho tụi tao cưới nhau. Tao phá!” “ Mày say chưa? Mới có mấy ly đã nói lung tung!” “ Tao không say! Tao nói phá đèo là nói quá chớ tao định làm đường lánh nạn cho đèo. Để xe xổ dốc, lỡ có đứt thắng, có chỗ bịn, khỏi lật xe. Để trai gái hai bên đèo yêu nhau, cưới nhau, không còn cha mẹ cấm cản vì cái đèo!”

Thì ra, nỗi đau mất Tám đến bây giờ vẫn còn cứa da thịt nó. Hèn gì mỗi lần nhậu với nó, xỉn xỉn, nó thường chê bai lũ nhóc con: Mới mấy tuổi, bày đặt yêu đương, làm đủ trò khỉ! Nó rất tự hào về cái đêm hôm ấy của tụi nó! Trong cái tự hào đó, không biết có chút gì nuối tiếc không?

Sau đó, nó bỏ tiền ra làm hai con đường lánh nạn cho con đèo. Tiếc rằng làm xong, bàn giao, đưa vào sử dụng, không người bảo dưỡng, bây giờ đã xuông cấp trầm trọng.

Quán café đã hết khách, Tùng xin phép chủ quán để hai chúng tôi ngồi thêm một lát. Tùng kể:

- Hai đứa dạy hai môn khác nhau. Hồi mới về trường, chắc là chưa quen vì tao thấy chúng nó cũng bình thường như mọi người. Ba bốn tuần sau, chúng nó đi đâu cũng cặp đôi. Chắc là dính cái bụp rồi! Sắp xếp công việc, tao nói chuyện với hai đứa. Con thằng Khải thì không lạ nhưng cũng như mày, con bé tao thấy nó quen quen! Tao hỏi dấn tới, nó nói mẹ nó cũng là giáo viên, quê ở thị trấn hai ngả ba ấy! Hỏi thêm thì biết con bé là con của Tám. Mày thấy có lạ không?

- Cũng mùa thực tập, hai đứa cha mẹ nó yêu nhau! Diễn văn nghệ, thằng Khải cũng đệm ghi-ta thùng cho con Tám hát. Bây giờ, đến lượt con chúng nó! Đúng là một cái vòng lẩn quẩn!

Nói hết câu, ngoài đường, hai đứa nhỏ cặp eo nhau đi dạo phố đêm. Nam tinh nghịch nghĩ: “ Không biết thằng ấy biết cái lưng quần của con bé chưa nhỉ?”

Hai thằng bạn già lặng lẽ ra khỏi quán. Để đôi trẻ tự nhiên, hai thằng tìm đường tắt về trường. Phía con đèo, đèn pha xe cộ qua đèo loang loáng sáng…

Viết trong mùa TTSP 2009.

TRĂNG VẪN SÁNG PHÍA BỜ SÔNG

Truyện ngắn



Trăng sáng lõa lờ. Ánh trăng soi vào những chiếc tàu lá dừa, hắt lên một thứ ánh sáng vừa lung linh vừa ma quái. Mọi đêm, trăng thanh luôn đi kèm theo gió mát, còn đêm nay, trời đứng gió hẳn. Trong nhà, đàn muỗi đói mồi đang vo ve, xào xạc như vãi trấu. Đến quá nửa đêm, đầu óc trống rỗng, Bé vẫn không ngủ được. Choàng dậy, cô lần mò đi về phía bờ sông để vùng vẫy nhằm dịu cơn nóng, cơn khát đang bùng cháy trong người.

Từ nhà đến bờ sông, đường trúc trắc lại phải đi qua khu gò hoang. Ánh trăng nhảy múa theo từng bước chân của Bé. Trên cả thân hình cô, những vệt trăng như cố tình soi chiếu vào từng lổ thủng của bộ áo quần đang mặc trên người. Bờ sông vắng lặng. Sương nhẹ giăng. Không cần ngó trước ngó sau, Bé trút bộ quần áo. Chỉ còn một thân thể căng tràn của tuổi hai mươi. Cơn nóng ngày càng dâng. Bé lao vội xuống dòng nước mát rượi. Cô vùng vẫy, kỳ cọ, mơn man da thịt mình. Bàn tay cô ve vuốt bầu ngực thanh tân, lần lần, cô mân mê những vùng da thịt khác. Cô không thể nào hiểu nổi : Tại sao trong làn nước mát lạnh, cơ thể cô vẫn nóng bừng. Để cho làn nước mơn trớn một hồi lâu, Bé lên bờ. Trời bắt đầu có gió nhẹ, đàn muỗi tản dần, cơn buồn ngủ ập đến. Không nghĩ ngợi, ngại ngùng, Bé ngả lưng ngay trên bờ cát. Ánh trăng thấm đẫm bờ sông, thấm đẫm hình hài nguyên lành. Vì tâm trí lúc nhớ, lúc quên, Bé không như bao thiếu nữ khác phải e dè, kín đáo khi phô bày thân thể, dù trong nhà tắm kín cửa, then cài. Cô ngủ vô tư như đứa trẻ ngủ êm đềm theo nhịp đưa của võng.

Mọi đêm, Bé ngủ không mộng mị. Đặt lưng xuống chiếu, cô ngủ một lèo tới sáng. Đêm nay, tự dưng cô nằm mơ. Trong giấc mơ, Bé thấy mình đang bay. Chầm chậm, nhẹ nhàng cất mình khỏi mặt đất.Từng phần cơ thể mọc những đôi cánh nhỏ. Bắt đầu là bờ môi. Dịu dàng, ngọt lịm, ngất ngây.Tiếp đến, bộ ngực tròn trịa, căng tràn như được xoa nhẹ, mơn man, vần vọc đến muốn vỡ. Và tiếp nữa…những vùng khác nhau….Tất cả bay lên, kết lại như một đàn bướm đang giỡn đùa trong nắng xuân, cùng ngắm nhìn xuống nhân gian…Một bờ sông yên ắng. Một hình hài trắng ngần dưới trăng. Quẫy đạp, rướn mình…Bên cạnh, một thằng đàn ông đang cúi xuống, say sưa, hoan hỉ, nhẹ nhàng, vồ vập. Bỗng một cơn đau xé, đàn bướm từ trời cao xà xuống nhưng rồi tất cả chấp chới bay lên, bay mãi, bay đến tận mây xanh! Trên ấy, đàn bướm nhỏ hòa vào mây trời trong niềm hoan lạc được hóa thân.

Chiều hôm ấy, Bé nhón chân hái mấy ngọn sắn mỳ non để nấu bát canh với mớ tép cha cô đơm hồi tối. Tự dưng, cô thấy hoa mắt, hoa mũi, xây xẩm cả mặt mày, cô vội vào nhà, đắp chiếu nghỉ. Mặt trời dần khuất sau luỹ tre, bóng tối từng bước mò vào nhà, ông Hai kéo lê đôi chân khoèo từng bước lên hè nhà.Nhìn một lúc, quen dần với bóng tối trong nhà, ông thấy Bé đang dắp chiếu ngủ, ông quát:

- Dậy! Cơm nước nấu chưa mà ngủ?

Bé ngồi choàng dậy:

- Con chưa nấu cha ạ!

- Trời! Con với cái! Sao giờ mày chưa nấu?

- Tự dưng con thấy trong người…- Không đợi con gái nói hết câu, ông lật đật

hỏi:

- Xức dầu chưa?

- Con đã xức nhưng không đỡ!

- Thôi nằm nghỉ đi, để tao đi nấu.

Mệt bã người lại thêm cái đói đang cào cấu nhưng vì thương con, ông không

nỡ kình nó, đứa con gái duy nhất bà Hai để lại cho ông. Lại thêm chứng dở người, khi nhớ khi quên của nó, ông càng thương nó hơn. Nhiều lúc đang ngồi lắc lẻo trên mấy tàu dừa cao chót vót dưới xóm Rẫy, nghĩ đến cảnh mai này, khi ông khuất núi, về với bà Hai và những đứa con chưa thành người, Bé sẽ sống với ai, ông không khỏi chạnh lòng.Vợ chồng ông, không biết trời đày kiếp đoạ thế nào, mang thì nhiều lần nhưng sinh dưỡng được mỗi mình con Bé. Nó được năm tuổi, bà Hai, sau một trận bệnh kéo dài gần một năm trời, bao nhiêu của nả hai người dành dụm để phòng lúc già và có cái cho con Bé khi có chồng, cũng theo bà ra đi. Từ ngày ấy, ông Hai chỉ còn biết đi làm thuê làm mướn để cha con đong gạo qua ngày. Lúc còn đủ sức, con Bé cũng dần lớn, tự lo cơm nước được, mùa nào, việc ấy, có khi ông bỏ nhà vào tận Long Khánh hái cà-phê hoặc theo mấy bà trong xóm, ra các buôn người Hơroi để gặt lúa rẫy. Dần dà, sức khoẻ cạn kiệt, con Bé ngày càng lớn, phổng phao, mơn mởn, ông không thể bỏ nó ở nhà một mình (lỡ có điều gì xảy ra với nó, ông còn mặt mũi nào mà nhìn bà Hai dưới ấy!), ông quay lại làm công việc thời trai trẻ: Trèo dừa thuê.Công việc không nặng nhưng ở tuổi của ông, một ngày leo lên leo xuống năm bảy cây dừa đã là quá sức! Nhiều lúc, muốn nghỉ vài bữa để lấy lại sức nhưng nghĩ đến con, ông không đành…Vừa nấu cơm, vừa nghĩ vẩn vơ, bữa cơm cũng xong.Bày tất cả ra mâm, ông bưng ra ngoài nền sân đất nện. Đâu vào đó, ông khẽ khàng gọi Bé dậy ăn cơm. Và được vài miếng, Bé tự dưng muốn ói. Cô chạy ra vò nước uống vội một gáo nước để khỏi ói rồi trở về mâm cơm. Nhìn con, ông Hai thấy đứt cả ruột. Nếu còn mẹ, bệnh đau thế này, chắc mẩm mẹ nó lo cho nó được một nồi cháo rồi! Hai cha con, hai góc mâm, lặng lẽ như hai cái bóng dưới trăng.

Ba bốn hôm sau, thấy con ngày càng mệt, ông Hai quyết nghỉ một buổi ở nhà chăm sóc. Nhìn thấy gân cổ Bé đập phập phồng, lại thêm chân mày lổm chổm, ông Hai sanh nghi ( hồi bà Hai có chửa, bà cũng có những triệu chứng như vậy):

- Mày làm gì với thằng nào?

- Đâu có thằng nào, cha!

- Chắc không?- Ông Hai gầm lên

Bé nghe cha quát vậy, nó liền kể lại giấc mơ của mình.

- Thôi! Không kể nữa! Thằng đó là thằng nào?

- Con đâu có thấy mặt! Làm sao con biết nó là ai?

Chiều hôm ấy, bà con trong xóm thấy ông Hai ra bờ sông gánh cát về đổ sân

nhà. Mọi người chọc ông:

- Bác Hai gánh cát về cất nhà để cưới chồng cho con Bé hả?

Không thưa gởi, ông lầm lũi làm việc. Đống cát cao dần, ông bắt Bé trèo

lên cành ổi mọi ngày cô vẫn trèo rồi nhảy xuống. Cứ thế, đống cát tràn ra, ông tóm gọn lại, đống cát vơi đi, ông lại ra sông gánh về, ngày ngày, đi làm về sớm, ông lại bắt Bé trèo lên, nhảy xuống. Thế nhưng cái bụng ngày càng to…dù bao nhiêu nỗ lực của ông đã bỏ ra! Bé sinh ra một thằng cu. Ông Hai thấy cũng vui vui trong bụng: Thôi thì nó có đứa con, sau này có người sớm hôm, mẹ con hủ hỉ đỡ buồn! Vui thì vui nhưng ông vẫn ức cái thằng chó chết nào đó, ông không đặt tên theo cách mọi người đặt cho con cháu mình, ông thằng cu tên Nó, theo ông, nó là nó, không rõ là ai!

*

* *

Ngày qua tháng lại, Nó lẫm chẫm biết đi, rồi biết chạy. Những buổi chiều muộn, ông Hai chưa về, nó chạy ra tận đầu xóm để đón ông. Hai ông cháu tíu ta tíu tít. Một người hàng xóm thấy vậy, lại ghẹo ông:

- Bữa nào biểu con Bé đẻ một con nữa cho đủ cặp!

Lặng thinh, ông Hai công kênh thằng cháu ngoại về nhà.

Nó lên sáu, ông Hai bắt đầu truyền nghề cho cháu. Nhà có mấy cây cau trước

cửa, ông tập Nó trèo cau. Tay chân thằng cháu còn nhỏ xíu, ông làm cho nó cặp nài. Dần dần, thằng Nó leo cau thoăn thoắt, còn nhanh hơn cả con mèo mướp ở nhà.

Bé, sau lần sinh nở đầu tiên, da dẻ ngày càng hồng nhuận, hông nở, mông tròn, mắt càng lúng liếng, vùng quên ngày càng phát triển hơn. Đêm ấy, sau bữa cơm tối, Bé ra sông tắm, rồi cô lại ngủ quên trên bờ sông…Giấc mơ cũ lại trở về. Lần này, cô thấy mình quằn quại hơn, dữ dội hơn và đàn bướm lại bay cao hơn. Trong khi bay lên cao, đàn bướm tạt qua những ngọn dừa trong làng. Tự nhiên, đám dừa rung xàn xạt như có cơn gió dữ thổi qua!

Hôm sau, mặt trời lên cao, bóng của hàng cau đã ra khỏi hiên nhà, ông Bột, người hàng xóm đã đi làm đồng về, Bé mới tỉnh ngủ. Cô nhìn thấy ông Hai vẫn còn ngủ, cô lay, cô gọi, ông Hai vẫn không trả lời. Cô gào to, thằng nó từ phía bờ sông chạy về:

- Gì vậy má?

- Ông ngoại con sao không dậy!

- Để con coi thử!- Nó vào, làm mọi cách để ông ngoại nó dậy. Nhưng Nó còn

quá non nớt, mẹ nó thì quá ngu ngơ để hiểu rằng ông Hai đã lìa đời.Vừa may lúc đó, ông Bột nghe trong nhà có tiếng gọi dài của mẹ con nó, chạy sang:

- Có chuyện gì mà mẹ con mày kêu la om xòm ?

- Ông ngoại…- Vừa nói, Nó vừa chỉ tay về phía chiếc ván đơn. Ông Bột

bước vội lại. Ông Hai lạnh toát:

- Ổng chết rồi!- Hai mẹ con Nó vừa nghe vậy, cùng đổ sụm xuống, như hai

thân chuối bị một cơn gió dữ thổi tạt qua, quằn đổ.

Những ngày sau đó, ông Bột qua lại nhà Bé thường xuyên hơn, lúc thì thắp cho ông Hai nén nhang, lúc sửa lại cái mái nhà bị dột. Với Bé, ông Bột có cũng vậy, không cũng vậy thôi! Nhưng với Nó, ông là người thay thế ông ngoại, ông chỉ bảo Nó mọi điều, trừ việc chỉ Nó trèo dừa. Nó muốn nối nghiệp ông ngoại nhưng ông Bột không chịu:

- Con không được làm nghề ấy! Vừa nguy hiểm vừa phải cả đời làm mướn

thiên hạ! Con phải đi học, để có cái chữ, để bạn bè khỏi chê cười!

Từ đó, ông Bột trở thành người thân thiết trong nhà. Mẹ con Nó hết gạo, ông vác cả bao gạo sang, mẹ con Nó hết mắm, ông đi chợ mua cả can nước mắm về…Ngày Bé trở dạ, ông mướn cả chiếc xe ngựa đưa cô đi sinh, rồi ông chờ, lúc vào, lúc ra, lúc đứng, lúc ngồi…như bao người đàn ông khác chờ vợ chuyển dạ.

( Theo ý tưởng từ Entry Nó của Cỏ May)

NHỬ

Mấy hôm nay, bí đề tài, không viết được gì! Hôm nay rảnh, tra Từ điển tiếng Việt tìm hiểu vài từ, gặp từ nhử: Dùng mồi để dụ bắt, tự dưng, thấy hay hay và miên man nghĩ về động từ này.

Nhử không chỉ là hành động của những loài động đậy ( động vật). Với thực vật, nhử cũng được thể hiện với những trạng huống khác nhau. Để nhử ong bướm thụ phấn, các loài cây biết tự tạo ra sắc, ra hương. Có loài chuyên ăn thịt như cây nắp ấm (Cephalotus Follicularis) biết tạo ra một ảo ảnh, dụ côn trùng rơi vào bẫy mà ăn thịt.

Động vật càng có nhiều cách nhử. Các loài chim, để nhử con mái, con trống biết tạo cho mình một bộ lông sặc sỡ: “ con gà tốt mã nhờ lông”, để nhử con trống, con mái biết thể hiện bằng sự nhuận sắc trên da mặt. Các loài thú, để nhử con mái, con trống thường khoe sức mạnh cơ bắp của mình qua các cuộc đấu nhau, hoặc để thể hiện sự thông minh qua các lần săn mồi; còn con cái, để tìm được người tình ưng ý, nó lại tiết từ cơ thể mình ra những mùi đặc trưng nhằm dẫn dụ các chàng “ dại gái” vào mê cung tình ái. Cũng có thể có nhiều cách nhử khác nhau nhưng mục đích cuối cùng của các loài thú là “ đưa nàng về dinh”. Hoạ hoằn lắm, có loài sau khi đưa nhau lên đỉnh, con đực trở thành miếng mồi ngon của chính người tình, đó là loài nhện có tên gọi là goá phụ áo đen, con nhện đực biết là sau lần giao hoan ấy, mình chết, một cái chết dịu êm nên nó vẫn vui vẻ làm vật tế cho thần tình yêu.

Nói về cách nhử thì con người có trăm phương ngàn kế để dụ nhau rồi thịt nhau. Các nàng nhử các chàng bằng má phấn môi son, chân dài tới nách hoặc là các chàng khoe mẽ bằng sức mạnh của đôi tay, bằng sự tài hoa , sự thông minh thiên bẩm để rồi sau đó, các chàng trở thành tù binh trong một lâu đài mà chàng vừa là đế vương vừa là kẻ nô lệ, nàng trở thành một nữ chúa và cũng là một nô lệ trong chính cái bẫy mình giăng ra. Ấy là nói đến các cuộc tình trong sáng, với mục đích xây dựng một tổ ấm hạnh phúc. Nếu không vì mục đích trong sáng, các nàng, các chàng nhử với nhau bằng miếng mồi tiền bạc, nhan sắc…nhưng dù có cách nào, mục đích gì, kẻ đi nhử và người bị nhử cũng thường tự nguyện theo kiểu “ miếng mắm trao qua, miếng cà trao lại”.

Cao cấp hơn, con người tạo thành một xã hội, có phân tầng, có giàu nghèo, có đủ thứ nên rồi việc đi nhử và bị nhử có đến…1001 cách. Chỉ có điều, nhử ấy là nhử cao siêu, nhử có đẳng cấp, đúng là nhử! Nghe theo những kẻ muốn được ăn trên, ngồi trốc, những người dân lành, qua một cơn kích động, với cây, gậy, giáo mác, thậm chí cả tay không, trước đây là láng giềng chung một cánh rừng, một dòng sông, có khi chung một tiếng nói, lao vào đánh nhau đến chết. Chết rồi, còn tự hỏi: Ta thắng hay thua nhỉ? Mà không bao giờ tự hỏi: ta được gì sau khi đánh nhau!

Dùng mồi thơm để nhử bắt, bị nhử thấy có chết cũng dịu êm!

Dùng lời nói để nhử, bị nhử vẫn không biết mình bị nhử! Chết rồi vẫn không hiểu vì sao!

NẪU.

Theo lời gợi ý của bạn HN trong còm cho entry NHỬ, hôm nay, mình xin viết về” NẪU”.

Mời các bạn đọc đoạn đối thoại sau đây. Đọc xong, các bạn đoán xem các tiếng in nghiêng nghĩa là gì nhé!

“ Lâu ngày, ông bạn cũ đến nhà chơi, trà dư tửu hậu, ông bạn cũ kể lại một chuyện của chính ông. Tôi xin ghi lại nguyên văn:

Dừa rầu, đi ngang qua lò dâu, thấy bà bán dâu đang hái ẩu, tui hỏi :

- Sao bà hái ẩu nhà nẫu?

nói lại:

- Nẫu làm kợ nẫu, mắc mớ gì tới ông mà ông ra miệng?

Nhớ lại chiện hầu tấu có đám hát , tui hỏi bã tiếp:

- Đám hát bậu hầu tấu đông hông?

- Chu cha, tàn ngừngừ! Mà tui nghe nẫu nói lại chớ tui không đi. Nẫu đi kợ nẫu, tui già rầu... »

Đoạn đối thoại trên, tôi ghi lại tiếng nói của người quê tôi.

Trong đó, tôi muốn nói đến từ nẫu.

Trước hết, xin thưa cùng các bạn, nẫu ở đây không liên quan gì đến nẫu trong ( buồn) nẫu lòng ; nó cũng không phải là biến âm của tiếng nỗi trong nỗi lòng. Nẫu ở đây là một « đặc sản » đặc sệt Phú Yên, Bình Định. Nẫu là một đại từ nhân xưng, thường được dùng ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, cả số ít và số nhiều, đôi khi, nó cũng có thể dùng ở ngôi thứ hai .

Ví như trong đoạn thoại trên, khi bà bán vôi nói : « Nẫu làm kợ nẫu, mắc mớ gì tới ông mà ông ra miệng? », ta hiểu lời của bà ta muốn nói là: « Tôi làm kệ tôi, việc gì đến ông mà ông nói ? » và từ nẫu được dùng với ngôi thứ nhất, số ít; hoặc cũng trong đoạn thoại trên, câu hỏi : « Sao bà hái ẩu nhà nẫu? », ý của người nói là : Sao bà hái ổi nhà người ta ?, ở đây, nẫu được dùng ở ngôi thứ ba, số ít ; khi hỏi về người đi coi hát bội, bà ta trả lời : « Chu cha, tàn ngừngừ! Mà tui nghe nẫu nói lại chớ tui không đi. Nẫu đi kợ nẫu, tui già rầu... », nẫu ở đây là ngôi thứ ba, có thể hiểu là vừa là số ít vừa là số nhiều. Trường hợp từ nẫu dùng ở ngôi thứ hai ít khi xảy ra trong đối thoại trực tiếp, ta thường gặp nó trong ca dao, dân ca : « Nẫu về xứ nẫu, nẫu bỏ mình bơ vơ », hoặc trong thơ, Hà Giao có viết :

Nẫu và tui
Chắc gì lìa tử đã mau nguôi
Một độ lìa sanh cũng ngậm ngùi
Muối mặn, nẫu còn chiêm chiếp thích
Gừng cay tui ngỡ hít hà vui
Nẫu hờn nẫu giận tui xin nẫu
Tui dỗi tui buồn nẫu bỏ tui
Xa nẫu ngày rày tui bị hạn
Duyên xưa không có rặc tình xui.

Về từ nẫu, có thể còn lan man nhiều thứ khác. Nhưng mình xin dừng từ ấy ở đây. Bây giờ, xin nói về tiếng nẫu. Với người miền trong, dân Phú Yên thường được gọi là dân nẫu, tiếng của người PY được gọi là tiếng nẫu vì sự thô ráp, cục mịch ( theo quan niệm của họ, do âm PY phát ra nặng), còn người PY thì coi tiếng nói của mình là chân chất, thiệt thà như chính con người dân nẫu. Hồi mới vào học ở NT, nhớ nhà, nhớ cả túi tiền của ba má, tụi này thường xin phép về quê,có một thầy thường chọc : Tụi bay dìa Ty quà ( Tuy hòa), ăn cá trơ ( trê) kho khớ ( khế)phải hông ? Bị thầy chọc quê nhiều quá, cũng đành bỏ nẫu lấy mình. May sao, được trở lại quê nhà, sống giữa xứ nẫu, nẫu vẫn còn nguyên xi là một thằng nẫu !

Những chuyện Trời ơi...đất hỡi

Đây là những chuyện có thật 100% lúc mình còn đi dạy.

Gọi là chuyện " trời ơi " vì có thể đọc xong, bạn chỉ còn biết kêu trời. Cũng có thể, người kể đang kể cho những người cùng ở dưới đất như mình nghe nhằm gởi đến trời một thực trạng ...

1. MẤY CHUYỆN CHẤM THI:

*Hồi lớp 9 còn thi TH THCS, bên cạnh việc công nhận TN, các trường còn phải lo nhiệm vụ phổ cập ( phập cổ) THCS. Thi nhau vớt để lũ nhóc con hoàn thành nhiệm vụ của người lớn. Năm ấy, Sở ra đề thi, phần Tập làm văn, yêu cầu HS phân tích bài thơ " QUỶ MÔN QUAN" của Nguyễn Trãi. Mình chấm một bài thi như thế này: ( chỉ ghi lại ý)

Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà thơ lỗi lạc. Ông đã cùng bộ đội ta hành quân chống Mỹ. Tình cờ ông lạc bước tới Quỷ môn quan và viết bài thơ này.

Hết bài.

Bực mình quá, mình tương cho một điểm không tổ bố. Tổ trưởng chấm thi gọi mình để "phỏng vấn" lý do. Lý do thì đã rõ nhưng cuối cùng, anh ấy nói: " Cho nó cái bằng chứ 0 điểm thì bị liệt !"

Kết quả: 2 điểm.

* Cũng chấm thi TN THCS, một năm khác lại gặp một bài chỉ có mỗi câu này:

Bài này khó lắm thầy ơi!

Thương cho 2 điểm, ghét thì thôi!

Vì làm thầy nên trái tim bao la, kết quả thế nào, chăc các bạn đoán ra.

2. Chuyện học trò:

Năm mình học lớp 11, một năm có nhiều chuyện đến bây giờ vẫn không thể nào quên:

KIM CƯƠNG DÙNG LÀM LƯỠI CUỐC LƯỠI CÀY

Học môn Hóa, thầy H. làm hiệu trưởng và dạy ở lớp mình. Bữa ấy, thầy kiểm tra bài cũ. Gọi đến bạn V., một bạn nữ - bạn này vốn dĩ học yếu lại thêm có máu trai gái sơm nên thường xuyên không thuộc bài. Thầy hỏi bạn ấy về công dụng của kim cương. Sau một hồi uốn éo, V gần khóc. Thương tình, K. nhắc:

- Kim cương dùng làm lưỡi cuốc lưỡi cày!

Vớ được chiếc phao, bạn ấy tương luôn. Cả lớp được một bữa cười vỡ bụng.

Bây giờ, mỗi lần họp lớp, nhắc lại chuyện ấy. Cô ấy đỏ lừ cả mặt.

+ SỰ TIẾN HÓA CỦA NGƯỜI VƯỢN

Cô Sen ( giờ đã định cư ở nước ngoài) dạy Sinh vật lớp 11. Kiểm tra bài cũ, cô gọi N lên bảng trả bài về quá trình tiến hóa của người vượn Néandectan. Cậu này được bọn mình đặt biệt danh là ghiền gái nên trong đầu chẳng có chữ nào. Sau một hồi chào cờ, được một cậu trong lớp nhắc. Lắng tai nghe. Dõng dạc trả lời:

- Thưa cô! Xương chậu biến thành xương quai hàm.

Cô giáo chỉ còn biết xỉu.

+ GÌƠ TẬP LÀM VĂN NÓI

Cũng năm học ấy, trong giờ TLV, thầy C ( đang là phó HT trường chuyên của tỉnh, thầy rất nghiêm và thường yêu cầu cao đối với học sinh) ra đề:

Giải thích câu nói : " Lao động là vinh quang"

Sau 15 phút chuẩn bị, thầy gọi đúng anh bạn Néandectan lên bảng. Anh này rất sợ thầy C. nên chuẩn bị bài rất kỹ. Nhưng vì bài nói nên không được đọc! Anh bạn hùng hồn:

Lao động rất có ý nghĩa đối với lịch sử loài người...................Chính vì thế, Thủ tướng PVĐ có nói: " Lao động là vinh quang, lang thang là chết đói, hay nói ở tù"

Lại thêm một bữa no cười!

3. CHUYỆN THẦY GIÁO

+Thầy T., dạy Vật lý, ra trường được vài ba năm. Bữa ấy, trường dự giờ. Thầy dạy bài: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA PHÂN TƯ. Giờ dạy diễn ra suôn sẻ. Đến cuối giờ, một em học sinh thắc mắc:

- Thưa thầy! Khi ta để một cục nước đá trong một cá ly, một thời gian sau, chung quanh ly có nước. Đấy có phải là hiện tượng chuyển động của phân tử không ạ?

Sau một hồi suy nghĩ, thầy phán:

- Em nắm rất chắc vấn đề! Ví dụ mà em đưa ra là một dân chứng sinh động cho sự chuyển động của phân tử.

Nghe nói vậy, các thầy cô dự giờ hồn vía lên tới mây xanh.

+ Thầy C, dạy văn. một bữa góp ý cho đồng nghiệp về tiết dạy bài HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ của Hạ Tri Chương. Tiết dạy này quá nhiều sạn nên hôm ấy góp ý hơi lâu.Mạnh miệng nhất là thầy C. Mình thấy mất thời gian vô bổ vì thầy giảng cho các đồng nghiệp về thơ Đường. Mình hỏi thày một câu:

- Thầy phân biệt giùm tui thơ tứ tuyệt và thơ bát cú.

- Thơ tứ tuyệt là một nửa của thơ bát cú.

Nghe xong, tui té ngồi!